Thủ pháp, phương pháp rèn luyện và ứng dụng trong Võ Lâm Phật Gia Việt Nam

Đòn tay chiếm phần quan trọng trong quyền thuật, tay thì bao gồm cùi chỏ, nắm tay, bàn tay và các ngón tay còn đòn thế, chiêu thức thì nhiều như trúc Nam Sơn không thể kể hết nhưng cũng không nằm ngoài 6 bộ tay chính, còn phép đánh thì không ngoài các phép : cao, thiên, bình hành, đê, trực, cầm nã, điểm trạc, hư thực thân thể mà thôi. Giỏi sử dụng tay thì xuất nhập vô thường, tuần hoàn biến hóa, hư thực khó lường, đánh ra như mưa gió, kẻ địch khó tránh, khiến cho kẻ địch mắt hoa thần loạn. Nói chung là đánh theo tâm ý muốn sao được vậy. Nhưng để đạt được đến trình độ như vậy ngoài khổ luyện thường nhật ra thì người tập còn phải nắm chắc và hiểu rõ các kỹ pháp mà mình thực hiện.

Lý thuyết để chỉ cho ta rõ điều sắp thực hành còn thực hành để làm sáng tỏ chân lý thuyết đó.

Tay của ta đánh từ vai đến bàn tay là vũ khí nhanh nhất linh hoạt nhất về mặt tự nhiên sẵn sàng nhất mà chúng ta có, được sử dụng để tấn công và tự vệ. Nắm đấm, bàn tay và cẳng tay có thể cản, khóa, đấm, chụp, cào, đẩy, chộp … Để tận dụng hoàn toàn lợi thế các kỹ thuật tay và bàn tay chúng ta cần có sự chú ý đặc biệt đến mối quan hệ giữa bàn tay với cẳng tay và có thể cũng như việc tập luyện chăm chỉ về tốc độ, sức mạnh độ chính xác, linh hoạt.

Sự khéo léo của đôi tay: Nhình chung bàn tay và cánh tay là những phương tiện tự vệ quan trọng nhất để bảo vệ cơ thể, hãy lưu ý rằng trong hầu hết các môn phái võ thuật kể cả quyền anh (boxing) thì vị trí bảo vệ tự nhiên chính là hai bàn tay để phía trước trên người, sẵn sàng bảo vệ hay tấn công khi có cơ hội. Đây là một phản xạ hoàn toàn tự nhiên. Bàn tay và tay dễ sử dụng và điều khiển hơn chân. Cánh tay so với vai có thể dịch chuyển 360o một cách tự nhiên, cộng với khả năng xoay, tương tự như khủy tay và cổ tay cũng có thể xoay làm tăng khả năng của bàn tay. Hơn thế nữa tay thường nhanh hơn chân và cả hai tay có thể cùng di chuyển cùng một lúc. Kết quả của những đặc điểm này là bàn tay có nhiều cách sử dụng hơn chân, kể cả về tư thế và cách tấn công dùng cả hai tay để tự vệ. Bàn tay có thể được sử dụng thẳng, nắm chặt, hay nắm nửa chừng (trảo, chưởng) … có thể dùng để tấn công (đấm, cào, chụp, giật …) cũng có thể ngăn cản cú đấm hay cú đá sắp tấn công hoặc khóa các khớp. Cẳng tay cũng như cánh tay có thể khóa nhiều hướng còn khủy tay và vai có thể dùng tấn công. Vì thế sự kết hợp của chúng là vô tận.

Luôn nhớ rằng :

“Tốc độ đánh bại kình lực”

Hãy “Sử dụng kình lực để kết thúc”

Sử dụng các vòng tròn để duy trì năng lượng !

Filed in: Hệ thống Kỹ thuật, Kiến thức võ thuật

You might like:

ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN DO LUYỆN CÔNG SAI. (Bài 10) ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN DO LUYỆN CÔNG SAI. (Bài 10)
TẨU HỎA NHẬP MA SỰ SAI LỆCH TRONG LUYỆN TẬP VÕ THUẬT – NỘI KHÍ CÔNG. (Bài 9) TẨU HỎA NHẬP MA SỰ SAI LỆCH TRONG LUYỆN TẬP VÕ THUẬT – NỘI KHÍ CÔNG. (Bài 9)
CÁC YẾU TỐ VÀ QUÁ TRÌNH LUYỆN CÔNG. (Bài 7 – 8) CÁC YẾU TỐ VÀ QUÁ TRÌNH LUYỆN CÔNG. (Bài 7 – 8)
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN KHÍ CÔNG – NỘI CÔNG VÕ LÂM. (Bài 6) PHƯƠNG PHÁP LUYỆN KHÍ CÔNG – NỘI CÔNG VÕ LÂM. (Bài 6)
© 2024 Võ phái Võ Lâm Phật Gia Việt Nam. All rights reserved. XHTML / CSS Valid.
Proudly designed by Theme Junkie.