Bộ phượng dực (trửu pháp)

Khi co tay lại, bộ phận nối tiếp giữa cẳng tay và cánh tay nhô ra ngoài được gọi là phượng dực (cùi chỏ). Cùi chỏ và bộ phận nằm gần cùi chỏ trên cẳng tay và cánh tay là toàn bộ phần chỏ. Sự vận động của cùi chỏ tạo thành các đòn chỏ, đây là một trong ba đốt (tam tiết) mà người học võ đã nói đến. đối với chi trên tay là đốt ngọn, chỏ là đốt giữa, vai là đốt gốc. Chỏ tương đối ngắn, hơn quyền, nhưng dài hơn vai khi đánh giáp lá cà tấn công bằng quyền thì lực không đủ, lấy vai táng vào thì không tới, lúc này đánh đòn chỏ ra là hợp lý nhất bởi vì đường đi ngắn, tốc độ nhanh, phương pháp nhiều, khi tung ra đòn thì đối phương khó mà đề phòng. Khi tung ra đòn chỏ ở cự ly thích hợp thì dễ phát lực. Khi cánh tay co lại thì cơ bắp tương đối rắn chắc, cùi chỏ trở nên lợi hại khiến cho uy lực của đòn tấn công tăng lên. Do đó đòn chỏ có địa vị quan trọng trong tấn công. Người học võ có những câu “ Thà chịu 10 đòn đấm còn hơn bị 1 đòn chỏ”, “ Đòn chỏ tung ra người khó đề phòng”, tay và chỏ cùng đánh ra thì người khó đỡ”, … vì khi đánh ra đòn chỏ , mức độ tổn thương sẽ rất cao, do đó người ta thường xuyên phải nhẹ tay khi dùng đòn chỏ. Ngược lại , nếu tung ra đòn chỏ mà không dứt khoát, không đủ lực, không nhanh chóng, chính xác thì sẽ bị đối phương khống chế trở lại.

Bởi khi tay có thể tung ra đòn chỏ, biên độ của động tác tương đối nhỏ cho nên kết hợp nhiều đòn chỏ để dùng, do đó người ta thường thấy có những đòn chỏ đánh liên tục, trong chỏ giấu chỏ, các đòn chỏ này lúc dài, lúc ngắn, lúc ẩn, lúc hiện, lúc cương, lúc nhu thay đổi rất linh hoạt.

Nhưng có một điều bí mật ít người học võ biết đến hoặc vì sự thiếu hiểu biết nên khi sử dụng đòn chỏ thường hời hợt và không đạt được kết quả cao, đó là:

“Kình phát ra của đòn chỏ phải có dạng xoắn”. Tức là trước khi tung ra đòn chỏ phải vặn eo, hông ngược hướng, trong khoảnh khắc đòn chỏ phát ra eo, hông, chân phải vặn ngược hướng với đòn chỏ. Phương pháp này sẽ dẫn lực do chân đạp xuống, lực vặn eo và hông truyền đến vai, chỏ, từ đó lực dồn đến cùi chỏ , phát huy uy lực của đòn chỏ. Đương nhiên, điều này cần phải được luyện tập lâu dài, từng bước thì sẽ nắm được nguyên lý dùng kình của đòn chỏ mới có thể ứng dụng trong thực tế chiến đấu. Kình phát của đòn chỏ chủ yếu dùng eo và hông, động tác cũng nhỏ, kín đáo. Khi tung ra đòn chỏ, ngực hóp lại, tư thế rùn thấp 1 chút, như thế sẽ giúp cho ta hạ bàn được vững, cũng sẽ khiến cho các đòn chỏ thay đổi nhanh chóng. Đòn chỏ cương mãnh, khốc liệt, có sức tàn phá nguy hiểm như vậy nên trong thủ pháp của võ thuật cổ truyền, chỏ được xếp vào bộ hỏa trong ngũ hành vì tính chất của lửa là nóng, bốc lên thiêu cháy tất cả mọi vật thế trong ngọn lửa. Do vậy xếp trong bộ tay của võ thuật cổ truyền sau chỉ pháp là trửu pháp vậy.

Như vậy ta có thể kết luận trửu pháp là lối đánh cận chiến. Vì đặc điểm kết cấu sinh lý của khuỷu tay, cho nên sức đánh của nó mạnh, lớn hơn các bộ phận khác. Đặc biệt là trong khoảng cách gần, một cú đánh bằng chỏ có lực, thường sẽ gây ra trọng thương cho đối phương. Quyền ngạn có nói :

“Khi ta đã dùng đến cùi chỏ và đầu gối thì đối thủ của ta phải biết rằng ta không muốn nói nhiều”. Đây cũng là một điều khẳng định độ tàn phá nguy hiểm của cùi chỏ. Trong chiến đấu thực tế chúng ta thường thấy rằng : khi dùng chỏ đánh trúng vào ngực đối phương, đã số đều khiến cho đối phương gãy xương, khi đánh trúng vào bụng của đối phương sẽ khiến cho cơ quan nội tạng của đối phương vỡ ra và xuất huyết, khi đánh trúng vào huyệt thái dương sẽ khiến cho đối phương choáng váng, hôn mê, thậm chí dẫn đến tử vong. Trong thuật phòng thân tự vệ cần phải thận trọng khi sử dụng chỏ để tránh việc dẫn tới phòng vệ quá đáng, từ đó dễ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Điều lưu ý khi sử dụng đòn chỏ là : vai phải thả lỏng, không được căng cứng, phải đánh ra với tốc độ nhanh nhất và chỉ đánh vào các bộ phận hiểm yếu của đối phương, đồng thời cũng phải chú ý tránh động tác có biên độ quá lớn, bởi vì động tác quá lớn sẽ lộ ra sơ hở, khi đó bản thân bị mất thăng bằng, rất dễ rơi vào tình thế bất lợi. Thời cơ sử dụng chỏ là khi cả hai tới gần nhau nhưng không hoàn toàn dính sát vào nhau, đồng thời phải chú ý đối phương nhìn thấy ý đồ của ta. Nếu không, không những ta bị mất đi cơ hội ra đòn, sức nguy hiểm của ta bị suy giảm mà còn có thể bị đối phương phản công.

 

Trửu pháp được sắp xếp thành bộ gọi là bộ phượng dực gồm 7 thế như sau:

TT

Tên gọi

Tính chất

Điểm chạm

Phương vị tấn công

Công dụng

1 Phượng dực ẩn long Tấn công Đỉnh chỏ Tam bàn Đánh cắm từ trên xuống gáy, sống lưng, các điểm yếu hại của đối phương
2 Phượng dực kim chung Tấn công Đỉnh chỏ Tam bàn Thúc vào hầu, mặt, ức, ngực, bụng, hạ bộ đối phương
3 Phượng dực lan đài Tấn công Đỉnh chỏ Thượng, trung bàn Đánh hất lên hàm, ức, ngực đối phương, có thể chặn đòn đấm vòng vào của đối phương
4 Phượng dực thần xà Tấn công Hậu chỏ, đỉnh chỏ Hạ bàn Đánh    chỏ về sau, đánh vào hạ bộ đối phương
5 Phượng dực bạt hổ Phòng thủ Tiền chỏ, đỉnh chỏ Trung, hạ bàn Đỡ các đòn tấn công vào trung, hạ bàn
6 Phượng dực bạt phong Tấn công Tiền chỏ, đỉnh chỏ Thượng, trung bàn Tấp ngang vào mặt, hàm, cổ, ngực, sườn
7 Phượng dực hoành phong Tấn công Hậu chỏ, đỉnh chỏ Thượng, trung bàn Đánh ngược về sau hàm, mặt đối phương
 

8

Phượng dực giáng long Tấn công Tiền chỏ, hậu  chỏ, đỉnh chỏ Thượng, trung bàn Tấp xéo từ trên xuống phía trước mặt, hàm, cổ, ngực hoặc cắm nghịch về sau vào mặt đối phương

 

Filed in: Hệ thống Kỹ thuật, Kiến thức võ thuật

You might like:

ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN DO LUYỆN CÔNG SAI. (Bài 10) ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN DO LUYỆN CÔNG SAI. (Bài 10)
TẨU HỎA NHẬP MA SỰ SAI LỆCH TRONG LUYỆN TẬP VÕ THUẬT – NỘI KHÍ CÔNG. (Bài 9) TẨU HỎA NHẬP MA SỰ SAI LỆCH TRONG LUYỆN TẬP VÕ THUẬT – NỘI KHÍ CÔNG. (Bài 9)
CÁC YẾU TỐ VÀ QUÁ TRÌNH LUYỆN CÔNG. (Bài 7 – 8) CÁC YẾU TỐ VÀ QUÁ TRÌNH LUYỆN CÔNG. (Bài 7 – 8)
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN KHÍ CÔNG – NỘI CÔNG VÕ LÂM. (Bài 6) PHƯƠNG PHÁP LUYỆN KHÍ CÔNG – NỘI CÔNG VÕ LÂM. (Bài 6)
© 2024 Võ phái Võ Lâm Phật Gia Việt Nam. All rights reserved. XHTML / CSS Valid.
Proudly designed by Theme Junkie.