SỰ LIÊN QUAN GIỮA LÝ LUẬN TRUNG Y VÀ NGUYÊN LÝ KHÍ CÔNG – Bài 3

MỐI QUAN HỆ GIỮA KHÍ CÔNG VỚI HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG. (Bài 3)

Tọa Công

Học thuyết âm dương thuộc hệ tư tưởng triết học cổ đại của Trung Quốc. Học thuyết âm dương bao hàm nội hàm hợp lý của phép biện chứng và chủ nghĩa duy vật mộc mạc. Người cổ đã vận dụng học thuyết âm dương để tìm tòi, khám phá những quy luật thông thường của các sự vật trong vũ trụ, ngoài ra còn dùng để chỉ đạo thực tiễn y học.

Học thuyết âm dương chỉ ra rằng: mọi sự vật đều tồn tại quan hệ hai mặt đối lập, thống nhất. Xét cơ thể người chẳng hạn, các sự kiện ra đời, trưởng thành, sinh lý, bệnh lý, đều là những quá trình vận động đối lập, thống nhất của âm dương. Khái niệm âm dương đã khái quát mọi thuộc tính công năng và thuộc tính vật chất nên có thể dùng thuyết âm dương để thuyết minh các kết cấu tổ chức của cơ thể, các công năng sinh lý, cơ chế cơ lý của bệnh tật, có thể dùng để biện chứng chữa trị, lựa chọn thuốc cho bệnh nhân vv…

Quá trình duy trì hoạt động sống của một cơ thể bình thường của con người luôn được xây dựng trên nền tảng cân bằng động thái âm dương.

“Tố vấn – Âm dương ứng tượng đại luận” viết:

“Âm thịnh thì dương bị bệnh, dương thịnh thì âm bị bệnh – Dương thịnh là nhiệt, âm thịnh là hàn”. Câu này chỉ rõ khi quan hệ thăng bằng âm dương bị phá vỡ thì bệnh tật phát sinh. Người xưa đã lấy thuyết âm dương làm căn cứ lý luận để chỉ đạo việc xác định quá trình phát sinh, phát triển bệnh tật, việc khám bệnh, bảo vệ sức khỏe tất nhiên cũng phải nằm trong quá trình biến hóa âm dương.

“Tố vấn – Sinh khí thông thiên luận” viết:

Âm dương rời rạc, tinh khí ắt kiệt”, đã chỉ rõ, một khi âm hoặc dương thịnh suy thiên lệch đến một mức độ nào đó thì quan hệ thăng bằng tương quan thống nhất sẽ bị phá vỡ, thậm chí xuất hiện hiện tượng âm dương tách rời, dẫn đến tinh khí kiệt quệ, tử vong. Đó là một hình thức chuyển biến từ khi bệnh tật phát sinh đến tử vong. Hình thức chuyển hồi từ bệnh tật đến bình phục cũng phải thuận theo quy luật thăng bằng động thái âm dương. Câu nói: “Âm binh dương mật, tinh thần trị được” chính là ý nghĩa đó.

Quan sát lâm sàng và khoa học thực nghiệm đều chứng thực khí công đối với quá trình âm dương có khả năng điều tiết.

“Tố vấn – Âm dương ứng tượng đại luận” viết:

“Vị thuộc về hình, hình thuộc về khí, khí thuộc về tinh, tinh thuộc về hóa”. “Hình”“Tinh” ở đây thuộc phạm trù âm, “Kh픓Hóa” thuộc phạm trù dương. Y học Trung Quốc cho rằng: hình và tinh có thể chuyển hóa thành công năng. Đấy là hiện tượng sinh lý bình thường, cái dương có nguồn gốc từ cái âm, nhưng một khi công năng của cơ thể thái quá thì lại hao tổn hình và tinh. Khi luyện khí công đã nhập tĩnh thì cường độ hưng phấn của thần kinh giao cảm giảm xuống, trao đổi khí giảm xuống mức rất thấp khiến các trạng thái phản ứng mạnh, các công năng thái quá được điều chỉnh lại. Những biểu hiện đó là bằng chứng cụ thể về tác dụng khống chế dương, phù trì âm của khí công, ngược lại tác dụng bổ dương, chế âm của khí công cũng rất rõ. Căn cứ vào quá trình nghiên cứu “Thận hư” quan sát được ở người mắc chứng thận dương hư, sau khi luyện công chân tay từ lạnh chuyển thành ấm, hàm lượng abumin trong nước tiểu trở lại mức bình thường, hàm lượng ATP trong huyết tương tăng và năng lực bao vây tiêu diệt mầm bệnh của bạch cầu tăng mạnh vv… Đó là thể hiện cụ thể của tác dụng bổ dương khi luyện khí công.

Kết quả kiểm nghiệm huyết tương của người luyện công chứng thực: Khí công thực sự có tác dụng điều hòa âm dương trong cơ thể. CAMP và CGMP là hai thứ vật chất tự động khống chế của cơ thể người. Hai chất đó có hiệu ứng sinh vật bổ sung tương hỗ cho nhau và chế ước lẫn nhau. Hiệu ứng sinh vật ấy phù hợp với vận động đối lập thống nhất của học thuyết âm dương. Do vậy một số học giả trong và ngoài nước đã kết hợp chặt chẽ giữa hệ thống khống chế hai chiều của CAMP và CGMP với học thuyết âm dương của y học Trung y. Họ cho rằng, hiệu ứng sinh lý của CGMP tương ứng với thuộc tính âm. Trong những tình huống đặc biệt, thuộc tính âm dương của chúng còn có thể chuyển hóa riêng rẽ theo chiều ngược lại. Khi xét nồng độ huyết tương giữa CAMP và CGMP tồn tại một quá trình biến hóa mang tính tương quan âm dương tiêu trưởng. Quá trình tương quan đó có tác dụng điều tiết quan trọng đối với hoạt động sống của tế bào, của tế bào miễn dịch, đối với hoạt động thần kinh, cơ năng huyết quản vv… Rất nhiều tư liệu thực nghiệm đã chứng minh: ở trạng thái sinh lý ổn định, nồng độ CAMP và CGMP tỷ lệ thuận với nhau. Đó là điều kiện quan trọng để bảo vệ sức khỏe và phát huy tác dụng của cơ chế điều tiết một cách bình thường. Khoa học thực nghiệm đã chứng minh, khí công có tác dụng điều tiết đối với CAMP và CGMP. Như vậy không những khoa học đã cung cấp những chứng cứ khách quan về vấn đề khí công điều hòa âm dương, mà còn tìm được cơ sở sinh lý cho việc dùng khí công chữa bệnh.

Tiết Lập xuân, Thanh Nhàn, Hà Thành.

(Ngày 6 tháng giêng năm Bính Thân).

Ngày 13 tháng 2 năm 2016.

Lương y – Võ sư: Lý Băng Sơn.

(Võ Lâm Phật Gia Việt Nam)

Filed in: Kiến thức võ thuật

You might like:

ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN DO LUYỆN CÔNG SAI. (Bài 10) ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN DO LUYỆN CÔNG SAI. (Bài 10)
TẨU HỎA NHẬP MA SỰ SAI LỆCH TRONG LUYỆN TẬP VÕ THUẬT – NỘI KHÍ CÔNG. (Bài 9) TẨU HỎA NHẬP MA SỰ SAI LỆCH TRONG LUYỆN TẬP VÕ THUẬT – NỘI KHÍ CÔNG. (Bài 9)
CÁC YẾU TỐ VÀ QUÁ TRÌNH LUYỆN CÔNG. (Bài 7 – 8) CÁC YẾU TỐ VÀ QUÁ TRÌNH LUYỆN CÔNG. (Bài 7 – 8)
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN KHÍ CÔNG – NỘI CÔNG VÕ LÂM. (Bài 6) PHƯƠNG PHÁP LUYỆN KHÍ CÔNG – NỘI CÔNG VÕ LÂM. (Bài 6)
© 2024 Võ phái Võ Lâm Phật Gia Việt Nam. All rights reserved. XHTML / CSS Valid.
Proudly designed by Theme Junkie.