I. Nga Mi Phái – Cội nguồn lịch sử
Theo “Nga Mi Quyền Phổ Kí”, Tổ sư đầu tiên là một đạo cô. Sau khi ra nhập cửa Phật đã tu luyện pháp môn của nhà Phật thành chính quả. Bà rất giỏi về kỹ kích, thích nghiên cứu về quyền pháp của các nhà và suy ngẫm về những rắc rối trong đó. Không đồng ý với việc coi con gái là yếu nhược dễ bị hiếp đáp. Gạt bỏ mọi ý kiến bất đồng khi thăm dò các nhà quyền thuật. Bà tự tìm ra con đường tắt để tiếp thu quyền pháp của mọi nhà và sáng tạo thêm một số kỹ thuật mới. Sau 30 năm luyện tập cuối cùng bà đã thành công lớn.
Các đệ tử thân cận gọi bà là Ngọc Nữ quyền pháp, đồng đạo tin tưởng gọi bà là Nga Mi quyền (Quyền của người con gái). Về sau các đệ tử đến với Nga Mi ngẫu nhiên đều gọi là Nga Mi quyền.
Theo “Khai Phong Dương Chí” có đoạn viết: “Vùng Hà Nam thời xưa vốn là đất Dự Châu, từ thời xưa đến nay luôn là đất phát nguyên của nhiều môn võ thuật ở Trung Hoa.”. Câu “Thiên hạ Vũ thuật xuất Thiếu Lâm” ý nói là “Võ thuật chung trong thiên hạ đa phần đều xuất phát từ Thiếu Lâm mà ra”. Điều này thật vinh hạnh cho môn Thiếu Lâm.
Lịch sử đã ghi nhận Khai Phong là khu sinh ra võ thuật. Nga Mi quyền là môn quyền khởi nguyên sớm nhất từ Võ thuật Thiếu Lâm. Tính đến nay đã có hơn 400 năm lịch sử. Thời kỳ Minh triều có một vị đạo cô đến chùa Thiếu Lâm ở Đăng Phong – Hà Nam để học nghệ. Mấy năm sau vị đạo cô này xuất gia đến Nam Hải Phổ Kinh Tự. Trên đường đi có đi cùng một người khác, hai người trao đổi kỹ thuật giao đấu, bà mới cảm thấy kỹ thuật công phu của sư phụ truyền cho đánh ra không có lực như nam giới. Sau khi đến Phổ Kinh Tự lại xin cùng một nữ tử giao đấu. Vị nữ tử này không có công phu như bà, chỉ dùng cách tránh né mà ra đòn. Trong công có thoái, trong thoái có công, không chống, không đỡ, không ngăn, không chặn, khiến đạo cô không thể làm gì được. Sau chuyện này đạo cô nghiên cứu lại luyện tập quyền pháp các nhà, với sự hiểu biết phong phú đã chọn lấy kỹ thuật (ưu việt, phù hợp) trong quyền pháp các nhà, sáng tạo ra phương pháp mới.
“Thủ như tam xuân dương liễu
Bộ như bãi phong hà diệp
Xuất thủ tự thiểm điện
Phát lực như lôi đình”
Nghĩa là : Tay thủ mềm mại như lá liễu, bước chân nhẹ nhàng như gió thổi lá sen, ra tay nhanh như điện chớp, lực mạnh như sấm sét.
Hình ảnh nhẹ nhàng mà mê ly, thần thái lãnh đạm mà cương nhu tương tế, cong thẳng cùng hợp, không đón nhận lực đánh. Vì lúc đó môn quyền hệ đó do nữ sáng lập và luyện tập nên gọi là “Nga Mi Quyền”.
Lúc bấy giờ, đạo cô còn truyền thụ cho một cao đồ. Khi đến núi Nga Mi ở Tứ Xuyên làm hòa thượng, đạo cô mới chính thức truyền thụ môn phái Nga Mi Quyền. Vì Nga Mi (con gái) cùng nghĩa với Nga Mi (Tên núi Nga Mi) hai chữ cùng một ý. Vì thế mà người đời sau gọi Nga Mi Quyền là môn quyền nữ.
Ngày nay tại Trung Quốc, Thiếu Lâm Quyền, Võ Đang Quyền được nhiều người biết đến, nhưng Nga Mi Quyền dùng cho phụ nữ phòng thân từ đời này qua đời khác đều qua truyền khẩu, tâm truyền, chính tông đơn truyền như giới luật của bản môn qui định: “Không nói tên thầy , không biểu diễn võ nghệ trước mặt mọi người, không được giao đấu với người khác, kỹ thuật cao thấp của môn phái chỉ cho phép đơn luyện”. Từ đó đến nay ít có người nghiên cứu chỉnh lý, mở rộng môn phái vì thế mà mọi người ít biết đến nó.
Hơn 20 năm trước tác giả bài viết đang học đại học Hà Nam. Trong thời gian học ngẫu nhiên gặp Mạnh Hiếu Siêu Sư và đã kết duyên với môn phái Nga Mi không thể bỏ được. Mạnh Hiếu lão sư đang giữ trọng trách của trường, ông học quyền cùng Ngô tiên tự lão sư. Về sau, ông lại được một ni cô chính tông truyền thụ cho kỹ pháp Nga Mi Quyền.
Nga Mi Quyền nội dung có hai phần chính Ngoại thủ quyền có 6 lộ, nội thủ quyền, ngoài ra còn có Nga Mi Thích, Nga Mi Kiếm, Nga Mi Thương, cùng nội công, chưởng công, niêm hóa công, niêm điệp công, điểm báo công, khí chân công, trảo công, đả công.
II. Đặc điểm phong cách Nga Mi Quyền
1. Nga Mi Quyền thuộc kỹ pháp nội gia quyền:
Mới luyện tập phát lực, đả nhất diện hóa, tà xạ hổ. Khi tập động tác tốc độ sức mạnh, phối hợp nhịp nhàng cùng hình ý, kình lực, sau mới luyện quyền, luyện đến các phương pháp công thủ của chân, từng bước tiến nhập luyện một tay, luyện hai tay. Khi tay linh hoạt, bước linh hoạt mới tùy ý luyện tập các tổ hợp kỹ thuật.
2. Động tác coi trọng cương, nhu, khúc, trực (cứng rắn, mềm mại, cong, thẳng)
Nga Mi Quyền lập ý gần giống Hình Ý Quyền và Thái Cực Quyền, nhưng cũng có điều không đồng nhất. Như quyền luận viết:
“Nhĩ dĩ Đan điền – Ngã dĩ Dũng tuyền
Nhĩ dĩ căn tồi – Ngã dĩ tiêu khiên
Nhĩ dĩ ý cầu – Ngã dĩ tự nhiên
Tự nhiên thành công – Vô ảnh vô hình”
Nghĩa là:
Anh dùng huyệt đan điền
Tôi dùng huyệt Dũng tuyền
Anh muốn phá gốc rễ – Tôi dắt anh lên ngọn
Anh dùng ý cầu thắng – Tôi dùng sự tự nhiên
Tự nhiên thành công – Không hình không ảnh
Lại giảng :
Ý tôi cần tiết, mỗi kiến chuyết hình
Nhân dĩ tiên chi – Hà khan giao phóng
Nghĩa là:
Ý muốn bẻ gần khớp, khi gặp lại vụng về
Người ta đã biết trước – Vì sao lại đánh ra
3. Bất tiếp thủ (Không đón đỡ):
Nga Mi Quyền có ngạn ngữ:
Quyền bất tiếp thủ – thương bất tẩu khuyên
Kiến bất hành vĩ – Phương thị Nga Mi
Ý nghĩa:
Không đón đỡ đòn đánh, thương không đánh vòng
Kiếm chẳng dụng chuôi, chính là Nga Mi
Ngạn ngữ còn nói:
Khi gặp địch giao đấu, chưa biết tay nghề thế nào, tuyệt đối không thể liều lĩnh mà tấn công.
Lại yêu cầu : “Thủ như tam xuân dương liễu – Bộ như phong bãi hà diệp. Xuất thủ tự thiểm điện – Phát lực như lôi đình”. Tay mềm như lá liễu mùa xuân – Bước chân nhẹ nhàng như gió thổi lá sen – Ra tay nhanh như điện chớp – Phát lực mạnh như sấm sét.
Đạt đến trình độ Lãnh (lạnh), Trường (dài), Tận, Khoái (nhanh), Xảo (khéo), Khinh (nhẹ) dùng để chế địch nhân.
– Lãnh : tức là “Xuất kỳ bất ý – Công kỳ bất bị” (Bất ngờ ra tay khi địch không phòng bị)
– Trường : động cần kéo dài đến mức hạn định lớn nhất của bản thân
– Tận : là sử dụng sức mạnh cơ bắp của bản thân
– Khoái : Tốc độ nhất định phải nhanh
– Xảo : Động tác phải khéo léo, phối hợp nhịp nhàng tự nhiên
– Khinh : là thân pháp, bộ pháp nhẹ nhàng như mây
4. Kỹ kích chiến thuật dụ địch thâm nhập, hậu phát tiên chế:
Chú ý coi trọng dụ địch tấn công trước ta, ta ra tay sau chế ngự. Khi phát lực yêu cầu “Ý chỉnh, Hình chỉnh, Lực chỉnh”, giả như hai bên cùng công kích với tốc độ bằng nhau thì công phải nhanh hơn phòng, tấn công chủ động, phòng thì sẽ bị động. Như vậy, khi đối phương tấn công cần phải né tránh, đồng thời phản kích lại. Nên “Hậu phát Tiên chế” chính là tiên liệu cho lúc phòng thủ phản kích.
Lý Băng Sơn
(Dịch từ cuốn “Bí truyền thực chiến bí kỹ” trong bộ “Dân gian võ công Bảo điển trung thư”. NXB Đại học Thể dục Bắc Kinh 1994)