Bộ thủ chỉ (chỉ pháp)

Khái lược về chỉ pháp: Ngón tay là bộ phận nhỏ của cơ thể sức rất yếu, dường như là không đáng để chú ý trong quyền thuật, nhưng thực ra không phải vậy, tay hay chân đều là khí giới che chở thân thể, mà tay có ngón tay cũng như dao có mũi nhọn, mũi dao không nhọn sắc là dao bỏ đi cho nên ngón tay mà không luyện tập thì có khác gì mũi dao cùn, mà cả cánh tay bỏ đi. Hai người tỷ thí thắng hay bại, sống hay chết, đâu có phải chỉ ở chân tay bởi trong quyền thuật chúng ta chẳng nghe tới các thế chỉ pháp như “song chỉ thám tỏa”, “Nhị long hí châu” chỉ trong chớp mắt mà móc được mắt đối phương, móc được hầu đối phương hoặc móc rách mũi đối phương, đó không phải là công lực của một, hai ngón tay hay sao, trong quyền thuật còn có những “Hải để thủ bảo” – “tiểu nhi bính mệnh” – “Mãn môn tuyên bộ” hay sao, cử động mấy ngón tay mà làm tổn thương được huyện đạo hoặc các bộ phận yếu hại trên thân thể đối phương. Đó không phải là nhờ chỉ lực hay sao? Cho nên chúng ta có thể nói rằng chỉ lực tuy yếu nhưng ứng dụng rất rộng rãi, người tập luyện quyền thuật không thể không biết tới chỉ pháp.

Trước hết chỉ phái thuộc loại thủ pháp mang tính tấn công, đánh vào các điểm yếu hại của đối phương. Trong thực tế nếu như ta dùng các cú đấm thăm dò (tiền thám quyền) rồi biến thành chỉ pháp tấn công đối phương thì thường thu lại hiệu quả lớn, vì chỉ pháp này sẽ gây tổn thương nghiêm trọng với hậu quả lớn cho đối phương có thể bị tàn tật suốt đời nên các võ môn, hệ phái dung võ đều cấm môn sinh của mình sử dụng tùy tiện bởi hậu quả nghiêm trọng của nó, chỉ được sử dụng khi nguy hiểm đến tính mạng hoặc đối phó với loại côn đồ gây hậu quả nguy hiểm với xã hội.

Trong võ thuật cổ truyền chỉ pháp được xếp vào hành thủy trong ngũ hành pháp bởi tính chất nhu hòa của nước có thể thấm qua mọi vật thể. Thủ chỉ được xếp thành bộ khoa học, lớp lang, tùy theo công dụng của từng thế mà đặt tên. Bộ thủ chỉ gồm bẩy thế.

STT

Tên gọi

Công dụng

Tính chất

1 Độc giác chỉ Điểm vào các huyệt nhĩ, .. mắt, cạnh cổ Chuyên dùng để tấn công
2 Nhất dương chỉ Điểm vào mắt, lỗ mũi Nt
3 Xà tín chỉ Điểm vào mắt, hầu, hõm nách Nt
4 Long tu chỉ Điểm vào mắt, hầu Nt
5 Tam ưng chỉ Điểm khóa hầu, Bắt giữ cổ tay đối phương Nt
6 Tứ dương chỉ Điểm yết hầu, gạt đòn tay đối phương Tấn công, phòng thủ
7 Ngũ độc chỉ Đánh hạ bộ, mặt, yết hầu Chuyên dùng để tấn công

 

Filed in: Hệ thống Kỹ thuật, Kiến thức võ thuật

You might like:

ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN DO LUYỆN CÔNG SAI. (Bài 10) ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN DO LUYỆN CÔNG SAI. (Bài 10)
TẨU HỎA NHẬP MA SỰ SAI LỆCH TRONG LUYỆN TẬP VÕ THUẬT – NỘI KHÍ CÔNG. (Bài 9) TẨU HỎA NHẬP MA SỰ SAI LỆCH TRONG LUYỆN TẬP VÕ THUẬT – NỘI KHÍ CÔNG. (Bài 9)
CÁC YẾU TỐ VÀ QUÁ TRÌNH LUYỆN CÔNG. (Bài 7 – 8) CÁC YẾU TỐ VÀ QUÁ TRÌNH LUYỆN CÔNG. (Bài 7 – 8)
PHƯƠNG PHÁP LUYỆN KHÍ CÔNG – NỘI CÔNG VÕ LÂM. (Bài 6) PHƯƠNG PHÁP LUYỆN KHÍ CÔNG – NỘI CÔNG VÕ LÂM. (Bài 6)
© 2025 Võ phái Võ Lâm Phật Gia Việt Nam. All rights reserved. XHTML / CSS Valid.
Proudly designed by Theme Junkie.